Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Tết trên sông nước Sài Gòn
Ở một khúc sông dưới cầu Bình Lợi (Sài Gòn), gần chục hộ gia đình sống trên ghe cũng tất bật đón Tết theo cách riêng của họ.

 


Vợ chồng ông  Nguyễn Văn Chức (54 tuổi, quận Bình Thạnh - người có 30 năm cứu người vớt xác) đã sống trên ghe vùng sông nước thuộc cầu Bình Lợi đã 31 năm nay. Hằng ngày, ông cùng vợ chạy xuồng quanh khu vực để theo dõi các đèn báo, phao trên sông, nếu có rác bám vào lặn xuống vớt giúp các tàu bè qua lại thuận lợi. Ông cho biết, công việc hiện tại là do một lần, thấy ông thuộc "làu làu" địa bàn này, Đội quản lý đường sông số 10 đã nhận vào làm công ăn lương. Tuy khá bèo bọt, nhưng vừa làm thêm nghề chài lưới, ông cũng đủ để nuôi sống gia đình.


 











Những ngày này, vợ chồng ông Ba Chúc chỉnh trang lại chiếc ghe đón Tết. Ảnh: Tá Lâm.

 


Hai vợ chồng ông đã sinh được 5 người con, lần lượt lớn lên gắn liền với chiếc xuồng nhỏ này. Hiện đã có 3 người lấy chồng ở dưới quê, còn 2 đứa con và một đứa cháu vẫn ở cùng vợ chồng ông. Tết này, ông tự hào nhất là đứa con gái út đang theo học lớp 10 một trường PTTH thuộc quận Bình Thạnh rất chăm ngoan và học giỏi.


 


Ông bật mí, mấy ngày hôm nay đã chuẩn bị một cục tiền lẻ mới để "lì xì" cho con gái vào đêm giao thừa. Tuy số tiền mừng tuổi cho con không đáng bao nhiêu, nhưng nó chứa đựng tấm lòng của vợ chồng ông giành cho cô bé. Mồng 1 Tết, nếu về được dưới quê, ông sẽ "lì xì" cho con cháu dưới đó.


 


Tết của các gia đình sống trên sông nước cũng giản đơn như chính cách suy nghĩ của họ. Không bánh chưng xanh, không câu đối đỏ, nhưng đặc biệt phải có củ hành. Họ tâm niệm rằng, mùi vị chua chua cay cay của củ hành như giọt nước mắt cuộc đời trải nắng dầm mưa. Họ lênh đênh trên thuyền nay đây mai đó, nhưng tối đến lại sum vầy, tắt lửa tối đèn có nhau.


 


"Dự định chiều 30 Tết sẽ ra chợ mua 2 kg củ hành, vài cân thịt lợn và đồ ăn uống bánh kẹo cho con cháu, chứ không có mua sắm gì nhiều. Quan trọng là tấm lòng của mình, đêm giao thừa, thắp nén nhang cho đấng sinh thành", bà Hinh (52 tuổi, vợ ông Ba Chúc) tâm sự.


 


Bà kể, ở dưới quê, ngoài 3 đứa con ruột còn có 3 đứa con đỡ đầu. Mỗi năm tết đến, con cháu thường điện lên réo về bắt mua cái này cái nọ. Đứa con gái lớn đòi mua cái giường ngủ, đứa cháu đòi khô mực... Năm nay vợ chồng ông quyết định sẽ tặng tiền mới "lì xì" cho chúng được may mắn


.











Chỗ tá túc của những người dân trên sông nước dưới chân cầu Bình Lợi (quận Bình Thạnh, Sài Gòn) là những chiếc ghe như thế này. Ảnh: Tá Lâm.

 


Cũng chính vì sống trên vùng sông nước, hơn 30 năm nay, vợ chồng ông đã vớt được hàng trăm xác người trôi nổi trên sông. Bình quân mỗi năm trên dưới 10 xác chết, cũng có nhiều lần ông đã cứu sống nhiều người.


 


Ông kể, cách đây 3 ngày, chứng kiến cảnh một nhóm 3 nam sinh và một nhóm 3 nữ sinh thách đố nhau trên cầu. Cậu học sinh đã nhảy cầu xuống sông tự bơi vào bờ để chứng tỏ "anh hùng" với các bạn nữ. Tuy nhiên, do đuối sức, cậu ta bơi được giữa chừng đã chìm xuống. Chứng kiến cảnh đó, ông Ba Chúc đã lao mình về phía trước vớt cậu ta lên thoát khỏi cái chết trong gang tấc trước sự sợ hãi của nhóm học sinh còn mặc nguyên đồng phục.


 


"Tui đã lấy bộ quần áo bà nhà mới mua cho cậu học sinh mặc vào khỏi lạnh. Tính là cậu ta quay lại trả, nhưng rồi mãi không thấy, mất luôn bộ quần áo", ông Chúc chép miệng.


 


Một lần khác, tiếng kêu cứu thất thanh của một giọng thanh niên vang lên trên cầu. Ông Ba Chúc ra mé xuồng nhìn, chứng kiến cảnh một người thanh niên khoảng trên 20 tuổi, trần truồng gieo mình xuống sông. Sau khi vớt lên bờ, cậu ta cho biết bị một nhóm thanh niên trấn lột và "dí" đến cầu Bình Lợi. Để thoát thân, dù không biết bơi nhưng anh ta vẫn nhảy xuống sông hy vọng sẽ thoát khỏi hiểm nguy. Sau đó, ông Ba Chúc cũng đã "tặng" anh ta chiếc quần đùi của ông và từ đó anh ta xem ông như người cha nuôi thân thiết.











Ông Võ Văn Tự cùng con trai vừa mua được con gà hơn 2kg để cúng đêm giao thừa. Ảnh: Tá Lâm.

 


Cách vợ chồng ông Ba Chúc chừng 10m, gia đình ông Võ Văn Tự (56 tuổi, ngụ Bến Tre) cũng đang tất bật chuẩn bị cho cái Tết


 


Tân Mão tươm tất. Ông khoe, năm nay "ăn tết to" vì vừa mua được con gà hơn 2 kg để cúng vào đêm giao thừa. Cũng như mọi năm, những thứ không thể thiếu trong những ngày tết là dưa hấu, đu đủ, thịt cá, củ hành...


 


Hàng chục năm nay, ông cùng 2 đứa con trai xuống dưới Bến Tre lấy rau, củ, quả... đưa lên chợ ở Sài Gòn cho vợ và con gái bán. Một tháng ông Tự đi 3 chuyến, mỗi chuyến cũng kiếm được vài triệu, đủ để nuôi sống gia đình và sắm sửa đồ nghề lênh đênh trên sông nước.


 


Xem sông nước là nơi "an cư lạc nghiệp", ông sợ nhất là mỗi lúc sóng dữ, trời nổi giận. Tuy chỉ chạy ghe trên sông, nhưng nguy hiểm luôn rình rập. "Nếu trước đây, nỗi sợ của người sống trên vùng sông nước là bọn cướp hoành hoành, thì giờ sợ nhất là ông trời nổi giận. Có lần gió to, sóng lớn, tui phải vứt gần hết quả dừa, quả bưởi ra ngoài để tránh bị chìm", ông Tự chia sẻ.


 


Vì cuộc sống luôn thay đổi nên ông cũng không có điều kiện cho con học hành tử tế. Đứa con gái út phải theo mẹ bán hoa quả ở chợ Bình Lợi, còn hai đứa con trai cũng theo ông bươn chải khắp nơi.


 


Ước mơ Tết của gia đình ông bình dị chân chất, sao cho thuận buồn xuôi gió, đủ ăn đủ mặc, con cái hòa thuận là ông Tự vui lắm rồi, không mong gì hơn.


 


Cùng hoàn cảnh, còn có gần chục gia đình khác sống trên ghe ở khu vực cầu Bình Lợi nhộn nhịp chuẩn bị Tết theo cách của riêng họ.


 


Tá Lâm - Vnexpress

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)

Các bài viết cũ:
    7 loại cây khai vận năm mới  (29-01-2011)
    Được mùa bánh chưng “tại gia” nhờ… lạm phát (29-01-2011)
    Đồ trang trí tết 2011: Người tiêu dùng chuộng hàng nội (28-01-2011)
    Miền Bắc sẽ đón Tết trong ấm áp (28-01-2011)
    Sài Gòn rung lắc vì động đất ngoài khơi Vũng Tàu  (26-01-2011)
    Kinh hãi lợn siêu nạc ở Trung Quốc (26-01-2011)
    Trắng đêm “đem Tết” về phố (25-01-2011)
    Nhiều loại cá chép mới cúng ông Công, ông Táo (24-01-2011)
    Chợ đào Sa Pa nhộn nhịp trong sương mù, giá rét (23-01-2011)
    Gạo nhựa bán tràn lan trên phố ở Trung Quốc  (22-01-2011)
    Phố Hàng Mã nhộn nhịp trước ngày ông Táo chầu trời (21-01-2011)
    Siêu thị mở cửa lúc 0 giờ (21-01-2011)
    Được mùa hoa kiểng tết (21-01-2011)
    Đốt trấu, thắp đèn sưởi ấm cho... hoa xứ lạnh (20-01-2011)
    Đám cưới hoàng gia và thường dân (20-01-2011)
    Hà Nội duy trì rét đậm 8 độ C (20-01-2011)
    Lũ đi qua, xuân không đến với làng hoa Tết (20-01-2011)
    Về quê ăn tết sớm (19-01-2011)
    Hàng nghìn ngư dân kẹt trên đảo với tàu đầy ắp cá (17-01-2011)
    Ngâm mình trong giá lạnh bắt ốc, hến mưu sinh (16-01-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153063648.